AIR-SEALINE LOGISTICS- Đối tác chiến lược xuất nhập khẩu-Hải quan.
Giải pháp logistics, vận chuyển toàn cầu, thủ tục xuất nhập khẩu chuyên nghiệp, nhanh chóng, uy tín
Dự Án Đã Thực Hiện
Đối Tác
Phương Tiện
Thành Viên Công Ty
Vận chuyển Quốc tế đường biển
Vận chuyển Quốc tế đường hàng không
Vận tải đường bộ
Chuyển phát nhanh quốc tế
Công bố chất lượng thực phẩm
Dịch vụ hàng quá cảnh
Dịch vụ thủ tục hải quan
Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
Ủy thác xuất nhập khẩu
Dịch vụ công bố thực phẩm chức năng
XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU THIẾT BỊ VIỄN THÔNG
Dịch vụ đo kiểm xin chứng nhận hợp quy
Dịch vụ khai báo hóa chất nhập khẩu
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu
THỦ TỤC CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU
THỦ TỤC XIN GIẤY CHỨNG NHẬN DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG
1. Dây cáp điện đã lắp sẵn đầu nối dùng để lắp nối trong các thiết bị điện là sản phẩm, hàng hóa hoàn chỉnh của một quá trình sản xuất, do đó không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 22/2011/TT-BKHCN (do đó doanh nghiệp không phải đăng ký kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu).
2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, do đó khi nhập khẩu hàng hóa doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố.
3. Dây điện bọc chất cách điện khác (không phải bọc nhựa PVC) thì không phải đăng ký kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu. Doanh nghiệp phải thực hiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm và ghi nhãn hàng hóa theo quy định trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.
Hãy liên hệ với Air-Sealine Logistics để được tư vấn chuyên nghiệp và tin cậy.
Hotline tư vấn miễn phí: 0938_047_019
Email tư vấn miễn phí:
[email protected]
NHẬP TÚI NILON ĐÓNG HÀNG XUẤT KHẨU – TRƯỜNG HỢP NÀO PHẢI NỘP THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ?
TH1: Nhập khẩu bao bì nylon về để bán lại cho công ty khác trong nước dùng để đóng gói sản phẩm hàng hóa xuất khẩu thì thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường khâu nhập khẩu.
TH2: Trường hợp nhập khẩu bao bì ny-lon dùng để đựng sản phẩm do chính đơn vị sản xuất ra, sau đó xuất đi nước ngoài thì thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường khâu nhập khẩu.
****************
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
-Căn cứ Nghị định 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Nghị định67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường (có hiệu lực từ ngày 15/11/2012) quy định về đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường thì:
“…3. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE, trừ bao bì đóng gói sẳn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;b) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
c) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp từ người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.”
TK: Tổng cục Hải Quan
1. Về việc xử lý phế liệu, phế phẩm khi hợp đồng gia công kết thúc.
- Theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính thì chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo phương án xử lý nguyên vật liệu dư thừa, máy móc, thiết bị; phế liệu, phế phâm cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán nguyên liệu vật tư.
- Về tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm tại Vỉệt Nam: đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và hướng dẫn tại điểm e, điểm f công văn số 18195/BTC-TCHQ ngày 31/3/2015 của Bộ Tài chính.
- Việc xử lý phế liệu thu được trong quá trình hoạt động sản xuất đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Điều 10 Nghị định số134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ.
2. Đối với sản phẩm hoàn thành chưa xuất khẩu:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ thì khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký kết hợp đồng phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản với cơ quan hải quan.
Do vậy, trường hợp còn sản phẩm hoàn thành chưa xuất khẩu thì Công ty phải ký phụ lục gia hạn hợp đồng gia công để xuất khẩu hết sản phẩm. Khi sản phẩm gia công được xuất khẩu hết mới thực hiện thanh lý, quyết toán hợp đồng gia công.
Hãy liên hệ với Air-Sealine Logistics để được tư vấn chuyên nghiệp và tin cậy.
Hotline tư vấn miễn phí: 0938_047_019
Email tư vấn miễn phí:
[email protected]
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thì: "Phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan"
Trường hợp phế liệu, phế phẩm và nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để gia công không quá 3% tổng lượng của từng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu theo hợp đồng gia công được miễn thuế nhập khẩu khi tiêu thụ nội địa, nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan theo quy định. Trường hợp vượt quá 3% người nộp thuế phải kê khai, nộp thuế nhập khẩu đối với phần vượt, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan.
Hãy liên hệ với Air-Sealine Logistics để được tư vấn chuyên nghiệp và tin cậy.
Hotline tư vấn miễn phí: 0938_047_019
Email tư vấn miễn phí:
[email protected]
+Là một túi màu bạc tráng, trên bao bì có in các thông tin sau (như hình ảnh đính kèm)
MEIJI Mamilac 10g Meiji Co.,Ltd
MFG: 09 03 2016 EXP: 09 03 2018
Made in EU M187
Sản phẩm này chúng tôi có làm công bố hợp quy đầy đủ.
Túi này sau khi về Việt Nam sẽ được công ty đóng vào hộp giấy và dán tem mác làm quà tặng cho khách hàng (hộp và tem mác được đặt in tại Việt Nam)
Vậy để nhập được lô hàng trên thì công ty chúng tôi cần chuẩn bị giấy tờ thủ tục gì đặc biệt không?
Nội dung trả lời:
Căn cứ quy định tại Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Quy định tại Điều 13 Nghị định số 15/2018/NĐ - CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ.
- Trường hợp của Công ty không thuộc trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu.
- Mặt hàng sữa nêu trên có mã số HS thuộc Phụ lục 22 (Bảng mã số HS đối với danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch) đính kèm Thông tư số 24/2017/TT-BNNPTNT dẫn trên, không thuộc diện được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, nên phải có giấy chứng nhận kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu khi làm thủ tục nhập khẩu.
Việc đóng hộp giấy và dán tem mác đối với mặt hàng sữa nêu trên sau khi nhập khẩu, phải tuân thủ quy định về đóng gói và dán tem mác sản phẩm hàng hóa của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Hãy liên hệ với Air-Sealine Logistics để được tư vấn chuyên nghiệp và tin cậy.
Hotline tư vấn miễn phí: 0938_047_019
Email tư vấn miễn phí:
[email protected]
- Xe nâng qua sử dụng không thuộc PHỤ LỤC IV-Danh mục các loại vật tư, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu ban hành theo Thông tư 13/2015/TT-BGTVT.
- Căn cứ Thông tư 39/2016/TT-BGTVT ngày 06/12 /2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, xe nâng thuộc Phụ lục 1 Danh mục sản phẩm, hàng hóa, mã số HS nhóm 2 bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải và thời điểm kiểm tra khi nhập khẩu là “trước thông quan”.
- Căn cứ Thông tư số 89/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng thì mặt hàng xe nâng hàng (mã số 8427) khi nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Hãy liên hệ với Air-Sealine Logistics để được tư vấn chuyên nghiệp và tin cậy.
Hotline tư vấn miễn phí: 0938_047_019
Email tư vấn miễn phí:
[email protected]
Các quy định hiện hành không loại trừ việc khai báo hóa chất đối với hàng xuất nhập khẩu tại chỗ mà chỉ loại trừ thực hiện khi mua hoá chất trong lãnh thổ Việt Nam mà thôi.
==> Vẫn phải khai báo
TH cá biệt : Đối với hóa chất đã được khai báo trước đó tại Bộ Công Thương (khi nhập khẩu/ sản xuất) thì khi phát sinh xuất nhập khẩu số hóa chất trên mà thành phần hóa chất không thay đổi thì không phải khai báo hóa chất lại.
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
-Căn cứ Khoản 11, Điều 1 Nghị định 26/2011/NĐ-CP ngày 08/04/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ:
“Điều 1: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất như sau:
11. Sửa đổi, bổ sung Điều 18:
Điều 18. Thủ tục khai báo hóa chất
2. Đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất
…..Trường hợp hóa chất đã được khai báo trước đó tại Bộ Công Thương thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất nguy hiểm không phải nộp lại Phiếu an toàn hóa chất khi thành phần hóa chất không thay đổi. Quy định này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất nhập khẩu qua mạng điện tử”.
– Căn cứ Điều 3 Thông tư số 06/2015/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về khai báo hóa chất:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 40/2011/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về khai báo hóa chất
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau: “Điều 2. Thông tư này áp dụng đối với:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo từ nước ngoài vào Việt Nam.
- Không áp dụng xác nhận khai báo hóa chất đối với các tổ chức, cá nhân mua hóa chất trong lãnh thổ Việt Nam; các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép nhập khẩu tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp; các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép nhập khẩu hóa chất Bảng 1, 2, 3.”
TK: Tổng cục Hải Quan
1. Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc mở tờ khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu nhưng bị trả lại.
+ Bước 2: Cơ quan hải quan quyết định thông quan cho tờ khai hàng hoá.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì phải làm thủ tục đăng ký kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
2. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
Hãy liên hệ với Air-Sealine Logistics để được tư vấn chuyên nghiệp và tin cậy.
Hotline tư vấn miễn phí: 0938_047_019
Email tư vấn miễn phí:
[email protected]
– Căn cứ Điều 32 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc nhập khẩu giống thủy sản như sau:
“Điều 32. Nhập khẩu giống thuỷ sản
1. Nhập khẩu không phải xin phép:
a) Giống thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Danh mục nhập khẩu thông thường) hoặc có văn bản công nhận giống thuỷ sản mớI, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu tạI cơ quan hảI quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về Quản lý giống thủy sản.
b) Giống thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản nhập khẩu có điều kiện quy định tạI Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tạI Phụ lục này, khi nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tạI cơ quan hảI quan và thực hiện kiểm tra chất lượng theo Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý giống thủy sản.
2. Nhập khẩu phải xin phép:
Giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (Danh mục nhập khẩu thông thường) hoặc Danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện quy định tạI Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc chưa có văn bản công nhận giống thuỷ sản mớI, khi nhập khẩu, phảI được Tổng cục Thủy sản cấp phép để khảo nghiệm, nghiên cứu, giớI thiệu tạI hộI chợ, triển lãm. Trình tự, thủ tục cấp phép được quy định tạI khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8 Điều này và Điều 6 Thông tư này.”
Căn cứ đối chiếu tên khoa học (latin) của mặt hàng tôm giống dự kiến nhập khẩu với quy định nêu trên để thực hiện.
– Căn cứ khoản 2, điểm I, Mục A, Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng tôm hùm thuộc diện phải kiểm dịch khi nhập khẩu.
Tham khảo: Internet
TH1: Hàng hóa ( Phế liệu từ hàng hóa) DNCX mua từ nội địa hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định ===> khi trao đổi, mua bán trong nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
TH2: Phế liệu chưa nộp đầy đủ các loại thuếkhi nhập khẩu thì khi bán trong nội địa ( Đối với các loại phế liệu KHÔNG bị CẤM)===> DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng”.
DNCX bán phế liệu cho doanh nghiệp nội địa
Căn cứ pháp lý:
Căn cứ điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:
“Điều 74.Nguyên tắc chung
1. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất (sau đây viết tắt là DNCX) phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:
a) Hàng hoá mua bán giữa các DNCX với nhau;
b) Hàng hoá là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
c) Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;
d) Hàng hoá của các DNCX thuộc một tập đoàn hay Hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
đ) Hàng hoá đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hoá đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá.
2. Hàng hóa DNCX mua từ nội địa hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định khi trao đổi, mua bán trong nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
3. Cơ quan hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra, vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan”.
Như vậy, trường hợp phế liệu đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu thì khi bán trong nội địa không phải làm thủ tục hải quan. Về chi tiết mức xử phạt cần phải dựa trên hồ sơ cụ thể của từng trường hợp để xác định cụ thể. Căn cứ vào Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 của Chính phủ để xác định mức xử phạt.
Trường hợp phế liệu chưa nộp đầy đủ các loại thuế thì khi bán trong nội địa DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 5 điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC, cụ thể:
“5. Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng”.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ 24/24
Air-Sealine Logistics luôn sẵn sàng tiếp nhận giải đáp những thắc mắc của khách hàng 24/24 về tất cả các loại thủ tục trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải quốc tế toàn cầu, dịch vụ thuê kho bãi.